Chuyển hàng nông sản sang Trung Quốc luôn là một câu hỏi lớn dành trong những quý khách hàng có nhu cầu. Do thi trường Trung Quốc là một thị trường rất lớn trên thế giới và Việt Nam là nước có đường biên tiếp giáp nên càng có nhiều thế mạnh trong xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc.
Vậy thì những tiêu chuẩn, quy trình thủ tục chuyển hàng sang Trung Quốc như thế nào hãy cùng Thương vận Phan Gia tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
- Tình hình chuyển hàng nông sản sang Trung Quốc
Trung Quốc hiện đang là quốc gia đông dân nhất thế giới với hơn 1,4 tỷ người và đang không ngừng tăng lên. Bởi vậy mà nguồn nông sản trong nước khó lòng có thể đáp ứng nhu cầu vì vậy yêu cầu nhập khẩu nông sản từ các nước bên ngoài. Theo thống kê, tình hình xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Trung Quốc hiện đang chiếm tới 27% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản, thủy sản của nước ta với các loại mặt hàng chủ yếu như cà phê, rau quả, sắn, gạo…
Do ảnh hưởng của dịch Covid – 19 kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản, nhằm tăng cường xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thực phẩm và hàng tiêu dùng sang thị trường Trung Quốc, Bộ Công Thương đã tổ chức nhiều chương trình giao thương trực tuyến với thị trường Trung Quốc.
- Tiêu chuẩn khi chuyển hàng nông sản sang Trung Quốc
Theo quy định về tiêu chuẩn hàng hóa nông sản khi chuyển hàng sang Trung Quốc, các cá nhân, đơn vị chuyên trách cần phải lên phương án thực hiện nghiêm những biện pháp sau cần thiết sau:
- Trực tiếp theo dõi chế độ quản lý hàng hóa đưa vào tiêu thụ tại các chợ, siêu thị.
- Tăng cường kiểm tra các loại giấy tờ như chứng nhận đạt chuẩn chất lượng, chứng nhận nguồn gốc xuất xứ, chứng từ mua hàng đối với hàng nông sản dùng làm thực phẩm.
- Nghiêm cấm mua bán, tàng trữ các loại thực phẩm không phù hợp với tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.
- Đối với các trường hợp kinh doanh thực phẩm nhập khẩu phải cung cấp chứng từ kiểm nghiệm kiểm dịch của cơ quan hải quan.
- Tăng cường giám sát quản lý và loại trừ rủi ro dịch bệnh đối với các mặt hàng trọng điểm (tươi sống và động lạnh) như thủy sản và chế phẩm từ thủy sản, các loại thịt gia súc gia cầm như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu.
- Nghiêm cấm việc giao dịch, mua bán các loài động vật hoang dã
- Tăng cường tổ chức lấy mẫu kiểm tra đối với các loại thực phẩm trọng điểm.
Bộ Công Thương Việt Nam khuyến nghị các Doanh nghiệp, hộ sản xuất hàng nông sản, thủy sản xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc cần tăng cường giám sát chất lượng, chủ động phối hợp chặt chẽ với đối tác nhập khẩu tuân thủ nghiêm các quy định của Trung Quốc về tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm kiểm dịch, an toàn thực thẩm, truy xuất nguồn gốc,…đối với những mặt hàng nhập khẩu.
Song song đó, các cá nhân, tổ chức đơn vị có liên quan cần tích cực theo dõi, nắm bắt thông tin về thị trường để có sự chủ động hơn trong việc chuyển hàng nông sản sang Trung Quốc nhằm góp phần giảm thiểu rủi ro và thời gian thông quan hàng hóa tại các khu vực cửa khẩu biên giới.
- Quy trình chuyển hàng nông sản sang Trung Quốc
Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc hiện đang là một trong những ngành hàng quan trọng trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa của nước ta. Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình này được diễn ra một cách thuận lợi cần nắm được các thủ tục để xuất khẩu nông sản ở dưới đây:
Bước 1: Kiểm tra nông sản
Bước đầu tiên cũng là bước rất quan trọng mà quý khách hàng cần thực hiện. Kiểm tra sản phẩm nông sản. Đây là một bước rất quan trọng bởi không phải sản phẩm nào cũng được phép xuất khẩu. Chúng ta cần xem xét kỹ cả 2 phía, bên nhập hàng và bên cung cấp các mặt hàng nông sản.
Bước 2: Thủ tục xuất khẩu và kiểm định
Các sản phẩm trước khi xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc cần đáp ứng được đầy đủ các yếu tố sau:
- Kiểm dịch thực phẩm;
- Có khả năng phản được chiếu xạ;
- Được thu hoạch từ các vùng đạt tiêu chuẩn;
- Được đóng gói một cách cẩn thận;
- Kiểm tra chất lượng, hàng lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Bước 3: Các loại giấy tờ cần chuẩn bị
- Hóa đơn hàng hóa;
- Bảng kê hàng hóa được xuất khẩu sang Trung Quốc;
- Giấy xác nhận kiểm dịch thực phẩm nông sản đạt tiêu chuẩn;
- Giấy xác nhận xuất khẩu.
- Tiến hành kí kết hợp đồng mua bán và chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu.
Đối với hàng xuất khẩu, khi đảm bảo việc vận chuyển, làm thủ tục hải quan được thuận lợi, Doanh nghiệp nên dán shipping mark trên các kiện hàng. Ngoài ra Giấy xác nhận kiểm dịch thực vật cũng là loại giấy tờ quan trọng không thể thiếu khi thực hiện chuyển hàng nông sản sang Trung Quốc.
- Chuyển hàng nông sản sang Trung Quốc của Thương vận Phan Gia
Các thủ tục khi chuyển hàng nông sản sang Trung Quốc của Thương vận Phan Gia chúng tôi được thực hiện như sau:
- Về việc Quản lý nhà nước: Căn cứ Điều 1 Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT ngày 05/09/2014 của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, mặt hàng rau, củ quả thuộc Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật, phía chúng tôi sẽ tiến hành đăng ký kiểm dịch lô hàng khi làm thủ tục xuất khẩu. Trong trường hợp nếu bên người nhập ở Trung Quốc yêu cầu để đảm bảo đủ điều kiện thì đơn vị vận tải xuất khẩu Ratraco Solutions sẽ làm thêm C/O (nếu có).
- Về Thủ tục hải quan xuất khẩu nông sản: Làm thủ tục hải quan xuất khẩu nông sản cũng thực hiện tương tự như những mặt hàng thông thường khác và kèm theo kết quả kiểm dịch thực vật, thêm CO (nếu có).
- Về Shipping Mark khi xuất khẩu trái cây: Đối với hàng xuất khẩu, để đảm bảo việc vận chuyển, làm thủ tục hải quan được diễn ra thuận lợi, dễ dàng, trên các kiện hàng sẽ được d dán thêm Shipping Mark.
- Về Chứng nhận xuất xứ nông sản: Khi xuất khẩu, Chính phủ Việt Nam không yêu cầu người xuất khẩu làm xuất xứ “Made in Vietnam” cho hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, người mua hàng sẽ yêu cầu phía đơn vị xuất khẩu làm chứng nhận xuất xứ “Made in Vietnam” nên đơn vị vận tải chúng tôi sẽ cân nhắc kĩ đến yếu tố này cho quý khách hàng có thể hoàn toàn an tâm, tin tưởng.
Trên đây là những điều mà quý khách hàng cần biết là lưu ý nếu muốn thực hiện chuyển hàng nông sản Trung Quốc. Mong rằng bài viết này thực sự hữu ích với quý khách hàng. Thương Vận Phan Gia rất hân hạnh và mong muốn được phục vụ quý khách hàng trong một ngày không xa.
Tin cùng chuyên mục:
So sánh giữa Chính ngạch và Tiểu ngạch – Lựa chọn phù hợp cho Doanh nghiệp Việt
8 bước đơn giản để nhập hàng chính ngạch vào Việt Nam
Lựa chọn hình thức vận chuyển phù hợp cho vận chuyển chính ngạch
Hiểu rõ hơn về vận chuyển chính ngạch từ Trung Quốc về Việt Nam 2024