Thủ tục nhập khẩu vật liệu xây dựng nhanh chóng, chính xác, đi đúng trọng tâm đảm bảo đem lại hiệu quả tối ưu nhất cho các doanh nghiệp, đơn vị cung ứng vật liệu xây dựng.
Vật liệu xây dựng là những nguyên liệu không thể thiếu để tạo lên những công trình xây dựng. Trong một xã hội hiện đại và ngày càng phát triển như hiện nay thì vật liệu xây dựng lại càng quan trọng và không được phép thiếu. Là một quốc gia đang phát triển, vẫn còn nhiều vật liệu xây dựng mà Việt Nam không thể tự sản xuất mà phải nhập khẩu từ các quốc gia khác. Vậy, bạn đã biết thủ tục nhập khẩu vật liệu xây dựng?
- Quy định của Pháp luật về thủ tục nhập khẩu vật liệu xây dựng
1.1. Các quy định Pháp luật hiện hành về nhập khẩu vật liệu xây dựng ở Việt Nam
Về vấn đề quản lý vật liệu xây dựng, các thủ tục nhập khẩu vật liệu xây dựng và thủ tục xuất khẩu vật liệu xây dựng, pháp luật Việt Nam có những quy định nghiêm ngặt nhằm đảm bảo quản lý thị trường xuất nhập khẩu vật liệu xây dựng được bình ổn.
Để đảm bảo công tác nhập khẩu vật liệu xây dựng được suôn sẻ, hiệu quả, các doanh nghiệp, cá nhân, đơn vị, tổ chức cần lưu ý các quy định của Pháp luật Việt Nam về nhập khẩu vật liệu xây dựng bao gồm:
– Nghị định 09/2021/NĐ – CP về quản lý vật liệu xây dựng.
– Thông tư 19/2019/TT – BXD (thay thế cho Thông tư 17/2017/TT – BXD) về Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng. Nội dung Thông tư liên quan đến vấn đề nhập khẩu vật liệu xây dựng là tìm hiểu về danh mục hàng hóa phải kiểm tra chất lượng cũng như chính sách nhập khẩu đối với mặt hàng cụ thể. Ngoài ra, theo Thông tư, doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa và công bố hợp quy theo đúng quy định.
– Nghị định 125/2017/NĐ – CP ngày 16/11/2017 về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.
– Nghị định 24a/2016/NĐ – CP về yêu cầu đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu vật liệu xây dựng.
1.2. Yêu cầu đối với các đối tượng nhập khẩu vật liệu xây dựng
Trước khi chuẩn bị thủ tục nhập khẩu vật liệu xây dựng, bạn cần lưu ý về các yêu cầu đối với đối tượng nhập khẩu vật liệu xây dựng nhằm đảm bảo các yếu tố sau:
- Thứ nhất, chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng nhập khẩu.
- Thứ hai, tổ chức và kiểm soát quá trình vận chuyển, lưu trữ, bảo quản nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như bảo vệ môi trường.
- Thứ ba, chịu trách nhiệm về việc tái xuất vật liệu nhập khẩu không phù hợp. Trong trường hợp các vật liệu không phù hợp và cũng không thể tái xuất thì bắt buộc phải tiêu hủy.
- Thứ tư, cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu về chất lượng sản phẩm, quá trình vận chuyển, lưu trữ, bảo quản cho người kinh doanh và người sử dụng.
- Cuối cùng, cần chấp hành, tuân thủ nghiêm các quy định về thanh tra, kiểm tra, chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nếu đáp ứng được các yêu cầu này, các doanh nghiệp, cá nhân mới lựa chọn chuẩn bị thủ tục nhập khẩu vật liệu xây dựng để tránh rủi ro pháp lý xảy ra.
- Thủ tục nhập khẩu vật liệu xây dựng
Thủ tục nhập khẩu vật liệu xây dựng bao gồm 5 bước sau:
Bước 1: Thực hiện kiểm tra hàng nhập khẩu trong danh mục hàng hóa. Đối với các doanh nghiệp lần đầu làm thủ tục nhập khẩu vật liệu, các đơn vị cần chú ý nghiên cứu Thông tư 19/2019/TT-BXD của Bộ Xây Dựng. Các mặt hàng trong danh mục điều chỉnh của Thông tư sẽ phải làm công bố hợp quy theo QCVN 16:2017/BXD. Mỗi một nhóm hàng hóa có mã HS code sẽ phải thực hiện công bố hợp quy theo đúng quy định.
Bước 2: Thực hiện công bố hợp quy.
Đầu tiên cần chuẩn bị bộ hồ sơ chứng nhận hợp quy bao gồm: 1 mẫu giấy đăng ký hợp quy mặt hàng vật liệu xây dựng làm 4 bản và có đóng dấu công ty, ký tên người đại diện đầy đủ; 1 hợp đồng thương mại sao y bản chính; hóa đơn thương mại sao y bản chính; phiếu đóng gói hàng hóa sao y bản chính; các chứng nhận về ISO, chứng nhận chất lượng Catalogue,…; tờ khai hải quan bản IDA (trong trường hợp đã mở tờ khai trước khi đăng ký chứng nhận hợp quy); Bản gốc giấy giới thiệu công ty.
Bước 3: Thực hiện mở tờ khai nhập khẩu hàng vật liệu xây dựng.
- Mở khai hải quan, doanh nghiệp cần thực hiện chuẩn bị bộ hồ sơ sau: tờ khai hải quan nhập khẩu; hóa đơn thương mại; phiếu đóng gói hàng hóa; vận đơn; giấy chứng nhận xuất xứ (trong trường hợp muốn hưởng thuế ưu đãi nhập khẩu đặc biệt); giấy đăng ký hợp quy do trung tâm kiểm định cấp; các chứng từ khác (nếu có).
Bước 4: Đăng ký lấy mẫu chứng nhận hợp quy tại nơi nộp hồ sơ chứng nhận hợp quy. Cơ quan có thẩm quyền thực hiện lấy mẫu và tiến hành kiểm nghiệm theo tiêu chuẩn trong từ 2 đến 7 ngày.
Bước 5: Tiến hành công bố hợp quy, doanh nghiệp nhận kết quả và được công bố tại nơi làm thủ tục. Hồ sơ công bố hợp quy sẽ có bản công bố hợp quy, chứng nhận hợp quy, giấy phép kinh doanh và giấy giới thiệu công ty.
Trên đây là các bước thủ tục nhập khẩu vật liệu xây dựng cũng như các quy định pháp lý về việc nhập khẩu hàng hóa vật liệu xây dựng mà Phan Gia Thương Vận muốn cung cấp cho bạn để tham khảo.
Hotline/zalo:0765.661.988
Email: phangiathuongvan@gmail.com
Page Facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=100093559267456
Tin cùng chuyên mục:
So sánh giữa Chính ngạch và Tiểu ngạch – Lựa chọn phù hợp cho Doanh nghiệp Việt
8 bước đơn giản để nhập hàng chính ngạch vào Việt Nam
Lựa chọn hình thức vận chuyển phù hợp cho vận chuyển chính ngạch
Hiểu rõ hơn về vận chuyển chính ngạch từ Trung Quốc về Việt Nam 2024