Tiềm năng xuất khẩu nông sản của Việt Nam trên các thị trường khó tính, ngày càng mở rộng, đa dạng hóa thị trường cung ứng đảm bảo cho sự phát triển vững mạnh cho nền kinh tế nước nhà.
Tiềm năng xuất khẩu nông sản của Việt Nam là không thể bàn cãi. Với một quốc gia nông nghiệp hình thành và phát triển nhờ nền nông nghiệp, nông sản của Việt Nam rất được chú trọng đảm bảo tổng kim ngạch xuất khẩu lớn, đóng góp không ít vào tổng GDP cả nước.
Xuất khẩu nông sản vượt bậc trong năm 2022
Năm 2022 cho thấy được tiềm năng xuất khẩu nông sản của Việt Nam với nhiều kỷ lục khẳng định sự phát triển vượt trội ngành nông lâm thủy sản. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông – lâm – thủy sản năm 2022 đạt 53,2 tỷ USD, vượt xa mốc kỷ lục 48,6 tỷ USD của năm 2021 đánh dấu một bước ngoặt lớn của ngành nông, lâm, thủy sản. Thặng dư thương mại toàn ngành ước đạt 8,5 tỷ USD, tăng khoảng 30% so với năm 2021 (theo ban thời sự VTV đưa tin ngày 30/12/2022). Đó là những con số đáng mừng báo hiệu tiềm năng xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong tương lai gần.
Tuy nhiên, với tác động khách quan từ cuộc chiến Nga – Ukraina cùng với sự ảnh hưởng từ đại dịch Covid, ngành nông sản nước ta có nhiều biến động thăng trầm và để lại nhiều mối nguy hại nếu không có những chiến lược rõ ràng, hợp lý. Cùng với sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ, Việt Nam cần có những bước đi vững chắc, có những nghiên cứu thị trường, chuẩn bị kỹ càng nhằm đảm bảo bước tiến tại năm 2023 và thời gian tiếp đó.
Tiềm năng xuất khẩu nông sản đến đa dạng thị trường
Tiềm năng xuất khẩu nông sản của Việt Nam thể hiện tích cực trong những năm gần đây, xong để duy trì được sự phát triển vượt bậc ấy, cần có sự chung tay của các doanh nghiệp, ban ngành, tiếp tục phát huy những nỗ lực đàm phán xuất khẩu từ năm 2022. Năm 2022 ghi lại dấu ấn quan trọng với sự nỗ lực đàm phán và hoàn thiện các thủ tục xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Hàn Quốc, New Zealand, Hoa Kỳ,… và tiếp tục xuất khẩu sang thị trường tỉ dân Trung Quốc. Để tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản xuất khẩu của Việt Nam cần có sự cố gắng, nỗ lực với các đề án, chiến lược kinh doanh tinh tế, sắc bén.
1. Xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc, Ấn Độ
Tiềm năng xuất khẩu nông sản của Việt Nam được kỳ vọng tiếp tục duy trì xuất khẩu số lượng lớn sang hai thị trường tỷ dân là Trung Quốc và Ấn Độ. Đây là hai thị trường lớn và tiềm năng để tiêu thụ nhiều nông sản và thực phẩm chế biến của Việt Nam. Trung Quốc là thị trường chủ lực, phần lớn nông sản xuất khẩu của Việt Nam sẽ được đưa sang tiêu thụ tại thị trường này. Đó là một lợi thế xong cũng mang nhiều bất cập và rủi ro nếu chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào chỉ 1 thị trường. Do đó, ngày 22/02/2023, Thương vụ – Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ đã phối hợp với Cục xúc tiến và tạo thuận lợi đầu tư quốc gia Ấn Độ (một cơ quan trực thuộc Bộ Công Thương Ấn Độ và Liên đoàn các tổ chức xuất khẩu Ấn Độ) đã tổ chức buổi giao thương kết nối giao thương giữa hai nước Việt – Ấn. Là 2 quốc gia xuất khẩu nông sản lớn, với nhiều tiềm năng phát triển, dự kiến đây sẽ là sự hợp tác quan trọng nhằm thúc đẩy lợi ích song phương. Đây cũng là một bước ngoặt lớn giúp ngành xuất khẩu nông sản nước ta đạt một thành tích tích cực mới.
- Xuất khẩu nông sản sang thị trường Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản,…
Nhằm thúc đẩy tiềm năng xuất khẩu nông sản của Việt Nam, ngoài việc đánh vào hai thị trường lớn là Trung Quốc và Ấn Độ, chúng ta cũng không thể bỏ qua các thị trường tiềm năng như thị trường Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc,…
Để vào được những thị trường khó tính này, cần có sự nỗ lực cố gắng thay đổi không ngừng đảm bảo khắt khe hơn về chất lượng với những mặt hàng nông sản và thực phẩm chế biến mà nước ta sản xuất ra. Để xuất khẩu bền vững sang các khu vực này, người dân và doanh nghiệp cần loại bỏ triệt để tư duy đối phó mà trước kia và hiện tại chúng ta đang có. Thực hiện chỉn chu, nghiêm ngặt các bước từ sản xuất, đóng gói và xuất khẩu chính là đang tạo điều kiện phát triển ngành nông sản Việt Nam và đảm bảo ngành xuất khẩu nông sản của chúng ta không bị lung lay, bất cập hay rủi ro. Bởi một khi vi phạm các quy chuẩn chất lượng nông sản mà các thị trường này đề ra, rất khó để chúng ta lại một lần nữa có thể xuất khẩu hàng hóa của mình sang những thị trường này. Chúng ta cũng không thể chỉ trông chờ mãi vào một hai thị trường như Trung Quốc hay Ấn Độ. Cần có một bước đi chắc chắn để đảm bảo đa dạng thị trường được dữ vững, từ đó kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam mới có cơ hội phát triển hiệu quả.
- Xuất khẩu nông sản sang thị trường khác
Ngoài các thị trường lớn trên, tiềm năng xuất khẩu nông sản của Việt Nam còn được đánh giá cao với các thị trường khác tiêu thụ nông sản xuất khẩu của ta như thị trường khu vực Đông Nam Á, khu vực Mỹ latinh,… Một khi đảm bảo chất lượng sản phẩm, dù là thị trường nào, ta cũng không sợ thất bại.
Trên đây là một số nhận định và lưu ý để đảm bảo phát triển tiềm năng xuất khẩu nông sản của Việt Nam nhằm hỗ trợ những nhận định đúng đắn về thị trường hiện nay.
Hotline/zalo:0765.661.988
Email: phangiathuongvan@gmail.com
Page Facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=100093559267456
Tin cùng chuyên mục:
So sánh giữa Chính ngạch và Tiểu ngạch – Lựa chọn phù hợp cho Doanh nghiệp Việt
8 bước đơn giản để nhập hàng chính ngạch vào Việt Nam
Lựa chọn hình thức vận chuyển phù hợp cho vận chuyển chính ngạch
Hiểu rõ hơn về vận chuyển chính ngạch từ Trung Quốc về Việt Nam 2024