Các loại hình xuất nhập khẩu ở Việt Nam

Pháp luật, kinh tế và xã hội là những phạm trù quan trọng có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Kinh tế và xã hội muốn phát triển đúng hướng, tạo ra nhiều lợi thế, đảm bảo sự công bằng cho các cá nhân, tập thể trên “sân chơi” thị trường thì không thể thiếu pháp luật. Các loại hình xuất nhập khẩu ở Việt Nam cũng được quy định rõ ràng trong pháp luật Việt Nam nhằm đảm bảo các cá nhân, tập thể thực hiện đúng, mang lại hiệu quả kinh tế tối ưu. Vậy, các loại hình xuất nhập khẩu ở Việt Nam bao gồm những loại hình nào?

Căn cứ pháp lý về các loại hình xuất nhập khẩu ở Việt Nam

Các loại hình xuất nhập khẩu ở Việt Nam đa dạng với nhiều loại hình khác nhau. Căn cứ pháp lý về vấn đề xuất nhập khẩu được quy định tại những văn bản luật, Nghị Định, Quyết Định bao gồm các vấn đề liên quan đến xuất nhập khẩu. Căn cứ theo luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016; luật hải quan 2014; Quyết định 1357/QĐ-TCHQ 2021 về Bảng mã loại hình xuất nhập khẩu; Nghị Định 69/2018/NĐ-CP; Công văn 1478/TCHQ-GSQL. 

Mã loại hình xuất nhập khẩu ở Việt Nam

Các loại hình xuất nhập khẩu ở Việt Nam có quy định một bảng mã loại hình cụ thể tại Quyết định 1357/QĐ-TCHQ 2021 về Bảng mã loại hình xuất nhập khẩu. Theo Quyết định này, có 22 mã loại hình nhập khẩu và 16 loại hình xuất khẩu. Việc quy định mã các loại hình xuất nhập khẩu ở Việt Nam kèm theo nội dung rõ ràng giúp người dân phân biệt chính xác và áp dụng thực hiện đúng quy định đảm bảo hiệu quả kinh tế tối ưu nhất.

 I. Các loại hình xuất khẩu ở Việt Nam

Các loại hình xuất nhập khẩu ở Việt Nam có tới 16 loại hình xuất khẩu được quy định về mã loại hình như sau:

  1. Mã B11 – loại hình xuất kinh doanh.
  2. Mã B12 – xuất sau khi đã tạm xuất.
  3. Mã B13 – xuất hàng đã nhập khẩu.
  4. E42 – xuất khẩu sản phẩm của Doanh nghiệp chế xuất (DNCX): Bao gồm cả trường hợp xuất ra nước ngoài và xuất vào nội địa.
  5. E52 – Xuất các sản phẩm gia công cho thương nhân nước ngoài.
  6. E54 – Xuất nguyên liệu gia công từ hợp đồng này sang hợp đồng khác có yếu tố nước ngoài.
  7. E56 – Xuất sản phẩm gia công giao hàng tại nội địa.
  8. E62 – Xuất sản phẩm sản xuất xuất khẩu: Sử dụng trong trường hợp.
  9. E82 – Xuất nguyên liệu, vật tư thuê gia công ở nước ngoài.
  10.  G21 – Tái xuất hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất.
  11.  G22 – Tái xuất máy móc, các thiết bị phục vụ dự án có thời hạn.
  12.  G23 – Tái xuất miễn thuế hàng tạm nhập.
  13.  G24 – Tái xuất khác
  14.  G61 – Tạm xuất hàng hóa
  15.  C22 – Hàng đưa ra khu phi thuế quan
  16.  H21 – Xuất khẩu hàng khác

II. Các loại hình nhập khẩu ở Việt Nam

Các loại hình xuất nhập khẩu ở Việt Nam có bao gồm 22 loại hình nhập khẩu bao gồm:

  1. A11 – Nhập kinh doanh tiêu dùng (hàng hóa làm thủ tục tại Chi cục hải quan cửa khẩu).
  2. A12 – Nhập kinh doanh sản xuất (hàng hóa làm thủ tục tại Chi cục Hải quan khác Chi cục Hải quan cửa khẩu).
  3. A21 – Chuyển tiêu thụ nội địa từ nguồn tạm nhập.
  4. A31 – Nhập khẩu hàng xuất khẩu bị trả lại
  5. A41 – Nhập kinh doanh của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài
  6. A42 – Chuyển tiêu thụ nội địa khác
  7. E11 – Nhập nguyên liệu của DNCX từ nước ngoài
  8. E13 – Nhập tạo tài sản cố định của DNCX
  9. E15 – Nhập nguyên liệu của DNCX từ nội địa
  10.  E21 – Nhập nguyên liệu để gia công cho thương nhân nước ngoài
  11.  E23 – Nhập nguyên liệu gia công từ hợp đồng khác chuyển sang
  12.  E31 – Nhập nguyên liệu sản cuất xuất khẩu
  13.  E33 –  Nhập nguyên liệu vào kho bảo thuế
  14.  E41 – Nhập sản phẩm thuê gia công ở nước ngoài
  15.  G11 – Tạm nhập hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất
  16.  G12 – Tạm nhập máy móc, thiết bị phụ vụ dự án có thời hạn
  17.  G13 – Tạm nhập miễn thuế
  18.  G14 – Tạm nhập khác
  19.  G51 – Tái nhập hàng đã xuất tạm
  20.  C11 – Hàng gửi kho ngoại quan
  21.  C21 – Hàng đưa vào khu vực phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu
  22.  H11 – Hàng nhập khẩu khác.

Mỗi một loại hình trong các loại hình xuất nhập khẩu ở Việt Nam đều sẽ chỉ ra những trường hợp phù hợp một cách chi tiết, cụ thể nhằm đảm bảo hướng dẫn người dân thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Đặt ra từng loại hình khác nhau sẽ đảm bảo thực hiện quản lý, kiểm soát rủi ro một cách dễ dàng cho nhà cầm quyền và người dân, giữa sự quản lý của Nhà nước và các đối tượng người trong và ngoài nước. Từ đây sẽ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế một cách chặt chẽ và hạn chế được nhiều rủi ro về quản lý hàng xuất nhập khẩu hiệu quả.

Trên đây là một số thông tin khái quát m về các loại hình xuất nhập khẩu ở Việt Nam để bạn có cái nhìn khái quát, tổng quan nhất về những loại hình này nhằm thực hiện một cách hiệu quả nhất.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Hotline/zalo:0765.661.988

Email: phangiathuongvan@gmail.com

Page Fb: https://www.facebook.com/profile.php?id=100093559267456