Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu dệt may, may, da giày

Trong ngành công nghiệp thời trang may mặc, các nguyên vật liệu nhập khẩu luôn giữ vai trò quyết định chất lượng và tính đa dạng sản phẩm. Vì vậy, các doanh nghiệp phải có đầy đủ thông tin về thủ tục nhập khẩu nguyên vật liệu dệt may, may, da, giày và các quy trình chi tiết trong bài viết sau đây:

Các yếu tố ảnh hưởng thủ tục nhập khẩu nguyên vật liệu dệt may, may, da, giày 

  • Dán nhãn hàng nhập khẩu

Việc dán nhãn hàng nhập khẩu với đầy đủ thông tin sẽ giúp các cơ quan hành chính quản lý chính xác loại hàng và đơn vị chịu trách nhiệm. Các thông tin nhãn mác trên hàng nhập khẩu sai lệch cũng khiến doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro phát lý như phạt tiền, thất lạc hàng, không hưởng ưu đãi thuế,… Vì vậy, khi làm thủ tục nhập khẩu nguyên vật liệu dệt may phải đảm bảo:

  • Nội dung: Nhãn mác phải có nội dung chính xác, đầy đủ thông tin nhà xuất khẩu, đơn vị nhập khẩu, thông tin cơ bản hàng hóa, xuất xứ, định lượng, cảnh báo an toàn,…
  • Vị trí: Đáp ứng đủ thông tin, nhãn mác trên nguyên vật liệu dệt may nhập khẩu phải dán đúng vị trí ở bề mặt kiện hàng, tiện kiểm tra, không che khuất.
  • Mã HS

Một trong những việc đầu tiên khi tiến hành làm thủ tục nhập khẩu nguyên vật liệu dệt may, may, da, giày là tra mã HS. Đối với các sản phẩm thuộc ngành hàng nguyên vật liệu may mặc thì mã HS quyết định chính sách và thuế nhập khẩu cụ thể. 

Việc xác định mã HS của mặt hàng nhập khẩu, bạn phải căn cứ vào các tính chất thực tế và giấy tờ kèm theo.Theo quy định, kết quả mã HS của kiện hàng sẽ dựa trên catalogue, các tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc giám định ở Cục Kiểm định hải quan. 

  • Thuế nhập khẩu

Khi chuẩn bị thủ tục nhập khẩu nguyên vật liệu dệt may, may, da, giày, doanh nghiệp cũng phải tính toán thuế để nộp khi thông quan. Mức thuế suất nhập khẩu cụ thể sẽ được quy định khác nhau dựa vào mã HS đã xác định. Doanh nghiệp có thể tính toán theo công thức tính thuế nhập khẩu (thuế NK)  cơ bản sau đây:

Thuế NK = Trị giá CIF  x  % thuế suất NK theo mã HS

Thuế GTGT nhập khẩu = (Trị giá CIF   +   Thuế NK)  x  10%

Trong đó, trị giá CIF sẽ được tính bằng giá trị xuất đi cùng với tổng chi phí để hàng về cửa khẩu đầu tiên ở nước nhập khẩu. Công thức trên áp dụng cho thuế suất nhập khẩu ưu đãi thông thường, bạn có thể nhận được mức thuế ưu đãi đặc biệt khi lo hàng có các giấy chứng nhận xuất xứ C/O.

Quy trình thủ tục nhập khẩu nguyên vật liệu dệt may, may, da, giày 

Các thủ tục nhập khẩu nguyên vật liệu dệt may hiện nay khi thông quan sẽ được thực hiện theo quy trình bao gồm:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ 

Đơn vị tiến hành chuẩn bị các thủ tục hồ sơ nhập khẩu các nguyên vật liệu may mặc gồm có:

  • Tờ khai hải quan 
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Vận đơn (Bill of lading)
  • Phiếu danh sách đóng gói hàng (Packing List)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ C/O (Certificate of origin) 
  • Catalog, các chứng từ khác (nếu có).

Trong đó, quan trọng nhất là tờ khai hải quan, xuất hơn đơn thương mại là thông tin bắt buộc. Giấy chứng nhận xuất xứ tuy không bắt buộc trong hồ sơ nhưng ảnh hướng đến % thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Một số chứng từ khác khi hải quan yêu cầu, bạn có thể bổ sung để đảm bảo nguyên vật liệu thông quan suôn sẻ, nhanh chóng.

Bước 2: Nộp hồ sơ và mở tờ khai hải quan

Đây là một bước khá quan trọng trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu nguyên vật liệu dệt may, may, da, giày. Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nhập khẩu ở bước 1, xác định được mã HS nguyên vật liệu và nhận được thông báo hàng đến. Doanh nghiệp tiến hành nhập nộp hồ sơ, nhập thông tin khai báo lên hệ thống của hải quan trực tiếp hoặc qua phần mềm.

Sau khi nộp kèm tờ khai đã điền thông tin, bạn sẽ đợi hệ thống trở về kết quả được phân luồng tờ khai. Tiếp đó, bạn sẽ mang hồ sơ xuống chi cục hải quan để mở tờ khai, kiểm tra thực tế lô hàng theo các mức độ phân luồng. Ở bước này, bạn thường phải nộp một khoản lệ phí liên quan theo quy định để hoàn tất thủ tục thông quan.

Bước 3: Thông quan 

Sau khi kiểm tra xong hồ sơ thông quan, nếu không có thắc mắc hay thiếu sót thì cán bộ sẽ chấp nhận tờ khai. Lúc này, bạn có thể đóng thuế nhập khẩu theo tờ khai để tiến hành thông quan hàng hóa. Hoàn tất quy trình thủ tục, nguyên vật liệu nhập khẩu của bạn có thể được mang về kho doanh nghiệp.

Thủ tục nhập khẩu nguyên vật liệu dệt may, may, da, giày là một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh và phát triển bền vững của các doanh nghiệp thời trang hiện nay. Bằng cách hiểu rõ quy trình và tuân thủ đúng các quy định, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa hoạt động kinh doanh trong ngành công nghiệp thời trang năng động và thay đổi hằng ngày. 

Bạn đọc có thể dễ dàng tìm kiếm thêm nhiều thông tin hữu ích, các giải đáp về xuất nhập khẩu chuyên môn tại website: Phan Gia Thương Vận  Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc về mã HS, thuế suất và thủ tục nhập khẩu nguyên vật liệu dệt may, may, da, giày thì đừng ngần ngại liên hệ với đơn vị để được hỗ trợ nhanh chóng!